Tổ 4, ấp Đông Bình, Xã Hòa An, Tp.Cao Lãnh, Đồng Tháp
Hotline: 0364.562.656 - 0948.829.219
Email: congtytnhhnamhuynhgia@gmail.com

Thành phần dinh dưỡng của Nấm Rơm

Hàm lượng dinh dưỡng trong nấm rơm

Theo tài liệu từ Viện Dinh Dưỡng Việt Nam thuộc Bộ Y tế, trong 100g nấm rơm có chứa:

  • 57 calo.
  • 87,9g nước.
  • 3,6g protein.
  • 3,4g glucid (Carbohydrate).
  • 3,2g lipid (Fat).
  • 1,1g chất xơ.
  • Không chứa đường.
  • 0,12mg Vitamin B1, 0,33mg Vitamin B2, 2mg Vitamin C, 9,1mg Vitamin PP.
  • 28mg canxi, 1,20mg sắt, 80mg phốt pho.

  • Ăn nấm rơm có tốt không? Nấm rơm có tác dụng gì?

    Nấm rơm có tác dụng nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những công dụng của nấm rơm:

    Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng những loại vitamin trong nấm rơm rất cao giúp ích cho hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa mạnh trong nấm rơm còn mang đến lợi ích bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhiễm trùng, từ đó giúp chữa lành vết thương, vết loét.

    Có ích cho hệ tim mạch: Khoáng chất kali và đồng trong nấm rơm giúp ích cho hoạt động của hệ tim mạch. Nếu như kali duy trì chức năng mạch máu hoạt động ổn định thì đồng với đặc tính chống vi khuẩn giúp ngăn ngừa các cơ quan nội tạng bị viêm nhiễm. Thêm vào đó, ăn nấm rơm còn làm giảm cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng chất đạm cao trong nấm khá lành mạnh, có khả năng đốt cháy cholesterol.

    Ngăn ngừa ung thư: Nấm rơm có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, cụ thể là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Chất Axit linoleic liên hợp trong nấm rơm có công dụng làm giác tác động của hormone estrogen, ngăn cản nồng độ nội tiết tố này tăng lên quá cao, từ đó giảm nguy cơ ung thư vú. Hợp chất beta-glucans trong nấm rơm giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Chất selen có mặt trong thành phần nấm rơm còn có công dụng ức chế, giảm thiểu số lượng tế bào ung thư.

    Tốt cho người bị tiểu đường: Lượng chất béo và carbohydrate thấp trong nấm rơm rất tốt cho sức khỏe. Ăn nấm rơm có ích cho hoạt động của gan, tuyến tụy cùng nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể, tăng sản sinh insulin ở mức độ thích hợp.

    Hỗ trợ cơ thể tăng trưởng: Hàm lượng chất đạm trong nấm rơm khá cao. Trong khi đó, cơ thể cần được bổ sung chất đạm để tăng trưởng, duy trì các mô và hoạt động của các chức năng quan trọng khác. Ăn nấm thường xuyên sẽ giúp ích cho quá trình cơ thể tăng trưởng và phát triển.

    Giúp xương chắc khỏe: Nấm rơm chứa nhiều canxi, đồng thời cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất. Cả hai chất này đều rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Bổ sung nấm rơm trong khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh xương khớp.

    Bên cạnh các lợi ích tuyệt vời kể trên, ăn nấm rơm còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, giải nhiệt, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu, suy nhược cơ thể…

  • Tác hại khi ăn nhiều nấm rơm

    Khi đã biết ăn nấm rơm có tốt không, nhiều người nghĩ rằng nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Nếu tiêu thụ quá nhiều nấm rơm hoặc ăn nấm rơm không đúng cách, bạn sẽ đối mặt với một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau quặn bụng, đi vệ sinh phân lỏng hoặctiêu chảy
  • Dị ứng: Dù hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn có khả năng gặp phải các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Chúng bao gồm thở khò khè, nổi mề đay, khó thở, ho, sưng họng, sưng lưỡi hoặc môi, lên cơn hen suyễn, co thắt thanh quản, ngất xỉu, huyết áp thấp hoặc các triệu chứng trên tiêu hóa.
  • Nhiễm asen: Nấm rơm được trồng trên rơm rạ tự nhiên. Môi trường xung quanh chứa nhiều asen kim loại cũng có thể tích tụ trên rơm rạ.
  • Ăn nấm rơm đúng cách như thế nào?

    Ăn nấm rơm có tốt không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn nguyên liệu và chế biến món ăn. Dưới đây là những lưu ý để bạn ăn nấm rơm đúng cách:

  • Chọn mua nấm tươi chưa nở hết, có mũ tròn, khi bóp nhẹ thấy vẫn còn cứng, không bị mềm nhũn.
  • Sau khi mua nấm về, bạn cần cạo sạch bụi bẩn, cắt bỏ gốc, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút, đem xả lại 2 lần dưới nước sạch.
  • Chọn mua nấm khô, bạn hãy quan sát màu sắc, hình dạng, mùi của nấm trước khi mua được loại ngon và mới. Không nên mua nấm để quá lâu hay nấm có mùi mốc.
  • Đối với nấm rơm khô, trước khi chế biến, bạn hãy ngâm trong nước muối pha loãng rồi nấu trên nồi nước đun sôi khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Không nên rửa nấm tươi quá kỹ trước khi chế biến để giữ nguyên dưỡng chất của nấm.
  • Không nấu nấm trong nồi nhôm để nấm không bị chuyển sang màu thâm đen.
  • Không chế biến nấm rơm cùng thực phẩm có tính hàn để tránh bị đau bụng, khó chịu.
  • Không uống rượu khi ăn nấm vì 2 món ăn này kỵ nhau. Việc bạn ăn nấm và uống rượu cùng lúc có thể dẫn đến ngộ độc với hiện tượng co giật kéo dài, nôn mửa.

 

Bài viết khác
Giới thiệu về Nấm Mối Đen Công dụng của Nấm Mối Đen Cách bảo quản Nấm Mối Đen Những món ăn từ Nấm Mối Đen Giới thiệu về Nấm Bào Ngư Xám Giá trị dinh dưỡng của Nấm Bào Ngư Xám Tác dụng của Nấm Bào Ngư Xám Những món ngon từ Nấm Bào Ngư Xám Bảo quản nấm Bào Ngư Xám đúng cách Giới thiệu về Nấm Chân Dài Giá trị dinh dưỡng của Nấm Chân Dài Tác dụng của Nấm Chân Dài Những món ngon được chế biến từ Nấm Chân Dài Bảo quản Nấm Chân Dài đúng cách. Chọn Nấm Chân Dài ngon Giới thiệu về Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cách sử dụng Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Hướng dẫn chế biến các món ăn từ Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Giới thiệu về Nấm Hoàng Đế Giá trị dinh dưỡng của Nấm Hoàng Đế Tác Dụng Của Nám Hoàng Đế Món ngon được chế biến từ Nấm Hoàng Đế Cách Bảo quản Nấm Hoàng Đế đúng cách Giới thiệu về Nấm Hồng Ngọc Giá trị dinh dưỡng mà Nấm Hồng Ngọc Mang lại. Tác dụng của Nấm Hồng Ngọc Món ăn ngon đầy dinh dưỡng được chế biến từ Nấm Hồng Ngọc Cách Bảo Quản Nấm Hồng Ngọc Giới thiệu về Nấm Hoàng Kim Giá Trị Dinh Dưỡng Của Nấm Hoàng Kim Món Ngon Từ Nấm Hoàng Kim Cách bảo quản Nấm Hoàng Kim Giới thiệu về Nấm Linh Chi Những công dụng của tinh chất Nấm Linh Chi đối với làn da Một số ứng dụng với tinh chất Nấm Linh Chi Tác dụng của Nấm Linh Chi theo y học cổ truyền Tác dụng của Nấm Linh Chi theo y học hiện đại Top những món ăn ngon bổ dưỡng, ngon khó cưỡng từ Nấm Linh Chi Cách bảo quản Nấm Linh Chi Giới thiệu về Nấm Đông Cô Nấm Đông Cô có tác dụng gì với sức khỏe? Tiết lộ những món ăn ngon từ Nấm Đông Cô Một số lưu ý khi sử dụng Nấm Đông Cô Giới thiệu về rượu Đông Trùng Hạ Thảo Tác dụng của rượu Đông trùng hạ thảo Cách ngâm rượu Đông Trùng Hạ Thảo Giới thiệu về Nấm Rơm Thành phần dinh dưỡng của Nấm Rơm Tổng hợp 8 món ngon từ Nấm Rơm hấp dẫn và dễ làm cho bữa cơm gia đình Cách bảo quản Nấm Rơm ăn được cả tuần không lo hư hỏng Giới thiệu về Nấm Mỡ Thành phần dinh dưỡng của Nấm Mỡ Tổng hợp những món ăn thơm ngon được chế biến từ Nấm Mỡ Cách bảo quản Nấm Mỡ tươi có thể bạn chưa biết